Nguyên nhân Bệnh ấu trùng sán lợn

Thói quen ăn đồ sống là mầm mống để bệnh sán phát triển rất nhanh, một số món ăn có thể gây nhiễm ấu trùng sán gạo heo. Vật chủ chính của sán là người, còn vật chủ phụ là lợn. Ngoài lợn còn có chó mèo đều có thể là vật chủ phụ của sán dây lợn. Lợn ăn phải đốt sán hoặc trứng sán, trứng sán qua dạ dày đến ruột lợn. Loại sán này có ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở những vùng có phong tục ăn thịt lợn sống, chưa nấu chín hoặc quản lý phân chưa tốt.

Lợn bị nhiễm ấu trùng do ăn phải trứng của sán dây, trong trứng chứa sẵn ấu trùng có độc lực. Khi lợn ăn phải, ấu trùng này sẽ đi vào đường tiêu hóa của lợn và di chuyển khắp cơ thể và quay về ký sinh ở các cơ vận động mạnh. Những ấu trùng này có thể ký sinh rất lâu trong lợn, nhiều có thể lên tới 4-5 năm. Người ăn phải thịt lợn chứa ấu trùng sán dây chưa được nấu chín sẽ vô tình giải phóng ấu trùng ở đường tiêu hóa của mình. Đầu sán lúc này sẽ bám vào niêm mạc ruột non và phát triển thành sán dây trưởng thành. Theo thời gian, sán dây sẽ phát triển dần và nó có thể dài tới 7m.

Việt Nam, do heo được thả rông ngoài vườn và ăn phải sán xơ mít (Taeniasis), sau đó loại sán này sẽ sống ký sinh trùng (Cysticercosis) ngay trên cơ thể của lợn thì được coi là đã mắc bệnh gạo. Ấu trùng sán heo có thể tồn tại và phát bệnh sau 7, 8 năm, thậm chí 20 năm. Người ăn thịt heo bị bệnh gạo mà chưa nấu chín kỹ thì rất có thể mắc bệnh sán dây heo trưởng thành, từ đó sẽ mắc bệnh ấu trùng sán heo.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bệnh ấu trùng sán lợn ftp://ftp.cdc.gov/pub/infectious_diseases/iceid/20... http://www.diseasesdatabase.com/ddb3341.htm http://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S0140-... http://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S1567-... http://www.emedicine.com/emerg/topic119.htm http://www.emedicine.com/med/topic494.htm http://www.emedicine.com/ped/topic537.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=123.... http://www.thelancet.com/article/S0140-6736(13)606... http://archie.kumc.edu/handle/2271/867